thegioidiaphim.com

Tra cứu nhanhTất cả

Tên sản phẩm
Khoảng giá (VNĐ)
Từ: Đến:
Theo hãng sản xuất (Xem/Ẩn)
Hỗ trợ khách hàng
LIÊN KẾT WEBSITE
Ngoại tệ Mua vào Bán ra
USD 23075 23245
EUR 24960.98 26533.06
GBP 29534.14 30656.9
JPY 202.02 214.74
AUD 15386.41 16131.86
HKD 2906.04 3028.6
SGD 16755.29 17427.08
THB 666.2 786.99
CAD 17223.74 18058.21
CHF 23161.62 24283.77
DKK 0 3531.88
INR 0 340.14
KRW 18.01 21.12
KWD 0 79758.97
MYR 0 5808.39
NOK 0 2658.47
RMB 3272 1
RUB 0 418.79
SAR 0 6457
SEK 0 2503.05
(Nguồn: Ngân hàng vietcombank)

Kết quả
Đối tác - Quảng cáo
Lượt truy cập
Số lượt truy cập: 8.702.309
Tổng số Thành viên: 418
Số người đang xem: 21
Kinh hoa yên vân
Kinh hoa yên vân

Kinh hoa yên vân

Cập nhật cuối lúc 00:33 ngày 06/09/2010, Đã xem 8 298 lần
Có 0 người đã bình chọn
  Đơn giá bán: 220 000 đ
  VAT: Liên hệ
  Model: 44 tập
  Hãng SX: Song ngữ Hoa - Việt(FFVN)
  Bảo hành: 0 Tháng

Đặt mua sản phẩm

Thế giới đĩa phim
Thế giới đĩa phim
S102 Vinhomes Smart City, Phường Tây Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Đống Đa , Hà Nội
| Chia sẻ |
CHI TIẾT SẢN PHẨM

Kinh hoa yên vân là một bộ phim được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết đặc sắc "Moment in Peking" (tạm dịch là Sương khói chốn kinh thành) của tác giả Lâm Ngữ Đường. Bộ phim Trung Quốc này đã gây cho người xem ấn tượng về những nét văn hoá truyền thống Trung Hoa được khắc họa rõ nét trong phim. Với dàn diễn viên hùng hậu: Triệu Vi, Phan Việt Minh, Trần Bảo Quốc, Vương Cương, Hoàng Vĩ Đức,... Bộ phim đã nhận được sự quan tâm nồng nhiệt và nhiều lới khen của người xem để rồi có tên trong danh sách 10 bộ phim truyền hình xuất sắc nhất được yêu thích năm 2005.

NỘI DUNG PHIM:

Kinh hoa yên vân là tác phẩm đã đạt nhiều giải thưởng của nhà văn Lâm Ngữ Đường. Chuyện kể về 30 năm thời gian những vui buồn hợp tan, ân ân oán oán của 3 đại gia đình họ Tằng, Diêu và Ngưu từ cuộc vận động Nghĩa Hoà Đoàn đến cuộc chiến tranh kháng Nhật.

Nhà họ Tăng có 3 người con trai, con trai cả Thanh Mạt sau khi cưới vợ thì nhanh chóng qua đời, con trai thứ cưới con gái nhà họ Ngưu tên là Tố Vân, người con trai út Thuận Á cưới vợ rồi nhưng vốn là một người không thích hợp với một xã hội học vấn, anh tỏ ra bất mãn với Mộc Lan. Mộc Lan là người hiểu đại nghĩa, tuy rằng trong lòng yêu thương Khổng Lập Phu, nhưng dưới sự an bài của gia đình, cô đồng ý gả cho Thuận Á. Tuy rằng trong lòng vẫn ghi nhớ tình cảm sâu đậm của Khổng Lập Phu nhưng Mộc Lan với lòng tin “không chấp nhận sự an bài của số mệnh” đã từ từ cải biến, từ từ sáng tạo số mệnh của chính mình. Chính vì vậy, cô và Thuận Á cuối cùng đã trở thành một cặp vợ chồng đầm ấm hạnh phúc, tình cảm Thuận Á dành cho Mộc Lan rất sâu đậm, mỗi ngày lại càng yêu cô hơn. Tuy vậy, dưới sự tấn công của luồng tư tưởng mới, Thuận Á đã không tự chủ được với “ngoại cảnh”.




Bảng phân vai:

Triệu Vy: Diêu Mộc Lan



Trần Bảo Quốc: Bố Diêu Mộc Lan



Triệu Khuê Nga: Mẹ Diêu Mộc Lan



Khưu Kì Văn: Diêu Mạc Sầu (em gái Diêu Mộc Lan)



Phan Quảng Minh: Tằng Thuận Á



Hoàng Vĩ Đức: Khổng Lập Phu



Ngụy Chấn Hải: Bố Tằng Thuận Á

Phan Hồng: Mẹ Tằng thuận Á

Vương Cương: Ngưu Tự Đạo

Hồ Khả: Ngưu Tố Vân

Đội ngũ làm phim:
Tương đương với dàn diễn viên tên tuổi, đội ngũ sáng tác cũng là những tên tuổi lớn:
Đạo diễn Trương Tử Ân nổi tiếng với các phim cổ trang: Khang Hi Vi Hành
Biên kịch: Trương Vĩnh Thâm, Trứu Tịnh Chi, Trịnh Vạn Long

Bối cảnh phim nhuộm đầy màu sắc Trung Hoa xưa. Bộ phim xoay quanh cuộc đời, số phận nhân vật Diêu Mộc Lan cùng hai gia đình họ Diêu và họ Tăng. Mộc Lan là một người con gái tài sắc vẹn toàn, thừa hưởng sự đoan trang hiền thục của mẹ, sự thông minh, hiểu biết của cha - Diêu Tư An. Một ngày, Mộc Lan đi trên phố vô tình gặp gỡ anh thanh niên Khổng Lập Phu học thức cao, đức độ và tài giỏi. Những tưởng cuộc đời Mộc Lan sẽ được hạnh phúc vẹn toàn, sẽ cùng Lập Phu kết duyên vợ chồng thì... Nào ngờ Diêu Mạc Sầu - em gái Mộc Lan sau thời gian quen biết Tăng Tôn Á và đồng ý lấy anh thì lại bỏ trốn trong ngày hôn lễ, vì Mạc Sầu cho rằng Tôn Á không thật lòng yêu mình khi thấy anh thân mật với cô gái khác ngoài đường. Ngày đó, nhà họ Tăng đã tổ chức ba đám cưới một lượt cho 3 người con trai: Bình Á, Tôn Á, Khâm Á để "xung hỷ" trị bệnh cho người con cả Bình Á. Mộc Lan đã cùng mọi người tìm Mạc Sầu nhưng không tìm thấy, nhìn cha mẹ phải bẽ mặt với nhà họ Tăng Mộc Lan đau xót đành lên kiệu hoa thay em. Mộc Lan thầm đau khổ vì mối tình đầu với Lập Phu tan vỡ. Đêm tân hôn, Tôn Á say mèm và khi tỉnh lại thì nhận ra Mộc Lan chứ không phải Mạc Sẩu. Tôn Á giận dữ và không đồng ý sự sắp xếp áp đặt như thế của cha mẹ. Ngày hôm sau, Bình Á không những không khỏe lại theo lời thầy bói mà lại chết đi, Mạn Ni - vợ mới cưới của Bình Á trở thành góa phụ sau đám cưới một ngày. Tôn Á không hề xem Mộc Lan là vợ và ra ngoài gặp gỡ, dan díu với Tào Lệ Hoa - một sinh viên hội họa. Mối quan hệ này cuối cùng cũng bị lộ. Ngưu Tố Vân, vợ Khâm Á là con của gia đình có cha làm chức trọng quyền cao nên hết sức hống hách. Cô dùng lời chua chát giễu cợt Mộc Lan bị chồng ghẻ lạnh rồi lại có đàn bà bên ngoài. Mặc kệ những lời châm chọc, Mộc Lan dùng cách ôn hoà để giải quyết tình cảnh, cô khuyên bảo Lệ Hoa hãy buông chồng mình ra nhưng không thành. Sự chịu đựng của Mộc Lan lên đến đỉnh điểm khi Lệ Hoa có con với Tôn Á và sống chung trong nhà họ Tăng. Cô quyết định ly dị với Tôn Á, người chưa từng xem cô là vợ dù chỉ một ngày và gieo đau khổ cho cô quá nhiều. Trong lúc Mộc Lan về nhà họ Tăng làm dâu thì Lập Phu vẫn âm thầm chôn giấu tình cảm của mình dành cho Mộc Lan, dù biết cô đã lấy Tôn Á, nhưng anh củng biết vì bất đắc dĩ Mộc Lan phải làm thế. Lập Phu âm thầm chờ đợi Mộc Lan khi biết Mộc Lan sẽ ly dị với Tôn Á. Một lần nữa Mộc Lan lại phải lỡ hẹn với Lập Phu, Lệ Hoa bị bà Tăng ép đến cùng cực vì bà không đồng ý mối quan hệ bất chính của cô với Tôn Á, Lệ Hoa quẫn trí đập đầu tự vẫn trước cửa nhà họ Tăng, để lại đứa con trai nhỏ dại. Thương cho đứa bé mất mẹ và không thoái thác được những lời nói như van nài của bà Tăng, Mộc Lan đành ở lại chăm sóc đứa trẻ Bác Văn. Lập Phu vừa giận vừa thương cho quyết định của Mộc Lan: ở lại nhà họ Tăng tiếp tục. Mối tình của họ có duyên không phận. Lệ Hoa mất đi, Mộc Lan lại hết lòng chăm sóc Bác Văn khiến mối quan hệ của Tôn Á - Mộc Lan dần tốt lên. Trong khi đó, Mạc Sầu và em trai của Tố Vân yêu nhau nhưng bị sự cấm đoán của hai gia đình Diêu - Ngưu. Ngăn cản em trai lấy Mạc Sầu, người anh cả của Tố Vân sai người cưỡng hiếp Mạc Sầu. Đau khổ, tủi nhục khiến Mạc Sầu nương thân cửa Phật. Bấy giờ, Lập Phu luôn quan tâm và an ủi cô vượt qua dau khổ. Mộc Lan và Tôn Á dần trở thành cặp vợ chồng hạnh phúc, trong khi Mạn Ni vẫn ở vậy thờ chồng, Khâm Á - Tố Vân cãi vã và xảy ra nhiều xung đột do cá tính chua ngoa của cô và sự nhu nhược của Khâm Á khiến cô càng ngang ngược hơn. Thấy Lập Phu cần dọn nhà, Mộc Lan khuyên Lập Phu và mẹ anh về nhà họ Diêu sống và làm việc, Mộc Lan tìm cách giúp cho Lập Phu và Mạc Sầu đến với nhau. Và ngày đám cười diễn ra êm đẹp. Thời gian trôi qua Mộc Lan sinh được đứa con gái, gia đình cô ngày một êm ấm. Định Phi, em út của Mộc Lan du học ở nước ngoài về.Ông bà Diêu đã sắp xếp sẵn vị hôn thê cho anh là Hồng Ngọc- cô em họ của anh. Lập Phu viết báo tố cáo anh cả của Tố Vân với tội ác đã làm với Mạc Sầu, và tố cáo ông Ngưu Tự Đạo - cha Tố Vân tham nhũng. Gia đình họ Ngưu điêu đứng. Do có quan hệ thông gia dẫn đến quan hệ mua bán nên gia đình họ Tăng cũng bị vạ lây. Ông Tăng bị liên can. Gia đình họ Tăng lo lắng vô cùng. Ông Ngưu và con trai cả bị bắt vào tù. Tố Vân năn nỉ van xin nhà chồng cứu cha và anh nhưng không còn cách, Tố Vân bỏ nhà chồng đi. Mộc Lan bất đắc dĩ đến gặp Lập Phu xin tha cho ông Tăng. Lập Phu đã nghe theo Mộc Lan. Anh cả Tố Vân bị tử hình và khi Tố Vân lợi dụng mồi quan hệ dan díu với tên có chức cao quyền trọng để cứu cha ra thì trong ngày sum họp ông đã đột ngột chết đi. Ông Tăng do quá lo sợ cho tội trạng liên can với nhà họ Ngưu đã nhắm mắt lìa đời. Hai đám ma đi cùng con đường và đụng đầu nhau. Bên gia đình này đòi bên kia nhường đường. Người chết rồi mà vẫn không được yên... Định Phi dù ó đính ước nhưng không yêu Hồng Ngọc mà lại yêu người hầu gái trong nhà, Hòng Ngọc biết được đau khổ tự vẫn, phần do cá tình quá mềm yếu, nhu nhược, ảnh hưởng từ những cuốn tiểu thuyết bi lụy. Rồi Định Phi cưới người con gái mình yêu không phân biệt sang nghèo. Tố Vân, mẹ và em trai thầm nguyền rủa Mộc Lan, Lập Phu, nhà họ Tăng, Diêu đã gây cho họ cảnh cửa mất nhà tan, vợ goá con côi. Trong đêm mưa đó, bà Ngưu bị sét đánh chết. Tố Vân tiếp tực cuộc sống "tầm gửi" dan díu với những tên chức quyền háo sắc. Em trai út Tố Vân - người trước đây yêu Mạc Sầu dần thay đổi tính cách từ lương thiện sang ác độc sau những ngày tháng nghiệt ngã: mẹ mất, cha mất, tài sản tiêu tan. Hắn quyết định đi theo giặc - người Nhật tàn phá quê hương mình. Dì Quế - vợ nhỏ của ông Tăng do đau buồn trước sự ra đi của ông đã tự vẫn. Mạn Ni nhận nuôi một đứa con trai và bắt nó nhớ Bình Á là cha. Khâm Á muốn cưới người hầu gái của Mộc Lan làm vợ nhưng không được bà Tăng đồng ý. Sau nhiều ngăn trở, với sự giúp sức của Mộc Lan và Lập Phu, Khâm Á cũng có được hạnh phúc dù muộn màng. Rồi bà Tăng mất đi, bà dặn dò Mộc Lan là chủ gia đình. Lập Phu hoạt động cho cách mạng rồi bị Tố Vân gián tiếp hại, bị bắt vào tù, Mộc Lan dùng mưu trí cứu Lập Phu ra. Rồi cuối cùng, Lập Phu nắm được chứng cứ bắt được Tồ Vân buôn bán heroin. Tố Vân cũng là một con nghiện. Mộc Lan lấy ân trả oán, dùng nhiều cách cứu Tố Vân thoát khỏi lao tù. Tố Vân không còn oán hận nữa. Mạc Sầu có thai với Lập Phu, niềm hạnh phúc sau 7 năm chung sống. Nhưng trong lần Tố Vân cho biết Lập Phu đang bị nguy hiểm bởi mưu kế của em trai Tố Vân, Mạc Sầu đã vội chạy đến nơi thì gặp lại em trai Tố Vân. Anh vẫn còn yêu Mạc Sấu và níu kéo Mạc Sầu ở bên mình. Trong lúc đó, bạn gái người Nhật của anh đã cầm súng bắn Mạc Sầu. Cô đau đớn quỵ ngã, chợt nhìn thấy xe có chở Lập Phu đi tới, Mạc Sầu la lớn báo hiệu cho anh chạy đi. Đang lúc nằm trong bệnh viện, nghe lời nói của em trai Tố Vân, sợ phải là con tin dụ Lập Phu ra nên Mạc Sầu đã rút dây truyền máu, cô đã chết cùng đứa con chưa chào đời. Lập Phu đau khổ cùng cực vì mất vợ. Gia đình họ Tăng sơ tán đi tránh cảnh chiến tranh, trong lúc đó em trai Tố Vân đem quân đến nhà họ Tăng nhằm bắt tất cả trả thù thì chỉ gặp mỗi Mạn Ni và con trai cô. Cả hai mẹ con bị áp bức mà chết. Nhà họ Diêu sơ tán đi theo. Ông Diêu ở lại đối phó với bọn người Nhật tham lam muốn lấy báu vật giáp cốt của ông trong đường hầm. Ông Diêu dụ chúng vào đường hầm và cùng chết với chúng trong biển lửa. Những người còn lại trong nhà họ Tăng, Diêu sơ tán về quê an toàn. Riêng Lập Phu, vợ chồng Định Phi ra chiến trường chiến đấu giết quân xâm lược.

 

Đôi nét về nguyên tác "Kinh hoa yên vân”
Theo Hoàn Cầu Thời Báo


Kết cấu và cách thức mô phỏng “Hồng Lâu Mộng” Xem Kinh Hoa Yên Vân, khán giả cũng muốn hiểu thêm đôi chút về nguyên tác của bộ tiểu thuyết này.

Vào thời kì Lâm Ngữ Đường viết Kinh Hoa Yên Vân, ở Trung Quốc có rất nhiều tác gia nhờ vào khả năng Anh văn của mình mà nổi tiếng, Lâm Ngữ Đường chính là một đại biểu điển hình nhất. Thời kì đó, những văn nhân giỏi tiếng anh hầu hết đều là những người yêu văn hóa Trung Quốc.

Năm 1936, khi Lâm Ngữ Đường ở Mỹ, ông muốn dịch cuốn tiểu thuyết “Hồng Lâu Mộng” sang tiếng anh, tuy nhiên ông nhận thấy rằng có thể cách lí giải ý nghĩa của tác phẩm của độc giả nước ngoài sẽ khác, bởi vì có sự khác biệt về tập quán văn hóa. Sau đó, Lâm Ngữ Đường quyết định sẽ dùng tiếng anh để viết một tác phẩm văn học phản ảnh xã hội Trung Quốc đương thời. Tên của tác phầm đó là “Moment in Peking”, ngày nay được dịch là Kinh Hoa Yên Vân.




Bản dịch tiếng pháp


Kinh Hoa Yên Vân được hoàn thành vào 1939, bản tiếng anh có 70 vạn từ, chia làm 3 tập, 45 hồi. Ngay sau khi xuất bản đã bán được 5 vạn bản, lượng tiêu thụ rất lý tưởng. Tác phẩm được tờ “Thời đại”, số ra hàng tuần đánh giá là “một tác phẩm kinh điển phản ánh hiện thực xã hội Trung Quốc đương thời”. Tác phẩm này còn giúp Lâm Ngữ Đường được đề cử giải Nobel văn học.

Lâm Ngữ Đường muốn tác phẩm của mình được dịch sang tiếng trung, mong rằng tác phẩm cũng đạt được những thành công ở trong nước giống như ở nước ngoài. Về những dịch giả thời đó, Lâm Ngữ Đường đánh giá cao Úc Đạt Phu, một văn sĩ “anh văn tinh, trung văn sâu. Nhưng thật đáng tiếc, Úc Đạt Phu chưa hoàn thành được bản dịch này thì đã gặp nạn.Đến năm 1941, bản dịch hoàn chỉnh đầu tiên của “Moment in peking” mới được chính thức ra mắt độc giả Trung Quốc, lúc này tên tiếng trung của tác phẩm được lấy là “Khoảnh khắc Kinh Hoa”. Lâm ngữ đường không hài lòng với bản dịch này lắm.
Đến tận năm 1977, một năm sau ngày mất của Lâm Ngữ Đường, ở Đài Loan xuất hiện một bản dịch của Trương Chấn Ngọc, tên tác phẩm được đổi thành “Kinh Hoa Yên Vân”. Bản dịch này được cả hai bờ đại lục đón nhận rất nồng nhiệt, lượng tiêu thụ rất tốt. Bản dịch này đã tạo nên tên tuổi và vị trí của dịch giả Trương Chấn Ngọc.Đến 1991, nhà xuất bản văn nghệ Hồ Nam cho xuất bản một bản dịch mới của Moment in Peking, đây là bản dịch của Úc Phi, con trai của Úc Đạt Phu, ở lần này, tên của tác phẩm được lấy lại là “Khoảnh khắc Kinh Hoa”. Tuy nhiên, tiêu đề “Kinh Hoa Yên Vân” đã được rộng rãi người đọc đón nhận và quen gọi, chính vì vậy mà khi nhắc đến tác phẩm Moment in Peking của Lâm Ngữ Đường thì người ta quen gọi là Kinh Hoa Yên Vân.

 

Bộ phim đình đám có sự góp mặt của “chim én nhỏ” Triệu Vy cùng các ngôi sao nổi tiếng Trung Quốc.  

Bộ phim của những cái NHẤT

Kinh Hoa Yên Vân là một trong 10 bộ phim truyền hình xuất sắc được yêu thích nhất trong năm 2005.

Triệu Vy - diễn viên chính của seris phim tryền hình Kinh Hoa Yên Vân - đứng đầu bảng danh sách Top 10 diễn viên được yêu thích nhất năm 2005.

Ca khúc chủ đề của bộ phim Kinh Hoa Yên Vân do Triệu Vy thể hiện đoạt giải Nhạc nền phim Truyền Hình - Đĩa hát Vàng Trung Quốc lần thứ 5…

Chỉ với 3 cái Nhất đó cũng đã một phần nào tạo nên một cơn sốt mới về Kinh Hoa Yên Vân . Từng tung hoành các kênh truyền hình trong nước lẫn trong Châu Á nay bộ phim chính thức được giới thiệu trên sóng VTV- Đài Truyền Hình Việt Nam.

 
Poster chính thức của Kinh Hoa Yên Vân

Kinh Hoa Yên Vân

Kinh hoa yên vân là tác phẩm đã đạt nhiều giải thưởng của nhà văn Lâm Ngữ Đường. Chuyện kể về 30 năm những vui buồn hợp tan, ân ân oán oán của 3 đại gia đình họ Tằng, Diêu và Ngưu từ cuộc vận động Nghĩa Hoà Đoàn đến cuộc chiến tranh kháng Nhật.

Nhà họ Tăng có 3 người con trai, con trai cả Thanh Mạt sau khi cưới vợ thì nhanh chóng qua đời. Con trai thứ cưới con gái nhà họ Ngưu tên là Tố Vân. Người con trai út Thuận Á cưới vợ rồi nhưng vốn là một người không thích hợp với một xã hội học vấn, anh tỏ ra bất mãn với Mộc Lan. Mộc Lan là người hiểu đại nghĩa, tuy rằng trong lòng yêu thương Khổng Lập Phu, nhưng dưới sự an bài của gia đình, cô đồng ý  lấy Thuận Á. Tuy rằng trong lòng vẫn ghi nhớ tình cảm sâu đậm của Khổng Lập Phu nhưng Mộc Lan với lòng tin “không chấp nhận sự an bài của số mệnh” đã từ từ cải biến, từ từ sáng tạo số mệnh của chính mình. Chính vì vậy, cô và Thuận Á cuối cùng đã trở thành một cặp vợ chồng đầm ấm hạnh phúc, tình cảm Thuận Á dành cho Mộc Lan rất sâu đậm, mỗi ngày lại càng yêu cô hơn. Tuy vậy, dưới sự tấn công của luồng tư tưởng mới, Thuận Á đã không tự chủ được với “ngoại cảnh”…

Diễn viên: Triệu Vy (Diêu Mộc lan), Trần Bảo Quốc (bố của Diêu Mộc Lan), Triệu Khuê Nga (mẹ của Diêu Mộc Lan), Phan Quảng Minh (Tằng Thuận Á), Hoàng Vĩ Đức (Khổng Lập Phu),…

Đạo diễn: Trương Tử Ân nổi tiếng với các phim cổ trang: Khang Hi Vi Hành

Biên kịch: Trương Vĩnh Thâm, Trứu Tịnh Chi, Trịnh Vạn Long .

 
…một Triệu Vy rất nhẹ nhàng nữ tính trong Kinh Hoa Yên Vân

Qua hơn hai tháng ra mắt khán giả tại nước nhà, bản Kinh Hoa Yên Vân mới với những lời khen chê cuối cùng cũng được “công thành danh toại”. Ngoài việc liên tiếp được tái chiếu trên CCTV1 và CCTV8, ông Vương Bằng Cử - Tổng giám đốc công ty truyền thông Cửu Châu - đơn vị đầu tư phim Kinh Hoa Yên Vân tiết lộ cho báo giới biết rằng tình hình bán bản quyền ra hải ngoại rất khả quan, tuy nhiên ông không tiết lộ con số cụ thể.

Chỉnh thể xuất sắc hoàn chỉnh

Mỗi một nhân vật trong Kinh Hoa Yên Vân đều có một câu chuyện và số phận của riêng mình. Các nhân vật trên phim, ngay từ trẻ đến già, trẻ con hay a hoàn đều do các diễn viên ngôi sao có khả năng diễn xuất tốt đảm nhiệm.

Hơn thế, mỗi nhân vật đều có một tính cách riêng của mình, tính cách nhân vật được thể hiện rất rõ nét qua lời nói, ngôn ngữ, tỉ mỉ không kém gì trong “Dea chang kum”.

Lời thoại trong Kinh Hoa Yên Vân phù hợp với thân phận của mỗi nhân vật, đạt được độ tinh tế tỉ mỉ đáng nể. Đương nhiên đó là công lao của Lâm Ngữ Đường lão tiên sinh nhưng cũng không thể phủ nhận những tâm huyết của đội ngũ biên tập phim: Trương Vĩnh Thâm, Dương Hiểu Hùng…

Gia đình họ Diêu sau này chuyển đến ở Hoa viên Vương phủ, ngoài cửa là sư tử đá trấn môn, bên trong là đình đài lầu các lung linh ngập mắt. Hồ trong hoa viên không những chỉ khiến cho người bạn ngoại quốc của Địch Phi không ngớt lời khen ngợi mà cũng khiến cho người xem “nhìn không chớp mắt”.

Ngoài ra còn có đầy rẫy những người bán kẹo hồ lô ngào đường, quán trà, món ăn điểm tâm, cửa tiệm bán sách cổ…Tất cả là một phong vị Bắc Kinh đầy cuốn hút.

 
Triệu Vy cùng Trần Bảo Quốc trên phim trường

VĂN HÓA TRUNG HOA

1. Giáp cốt văn

Khi Mộc Lan bị ép phải lấy chồng, Diêu Tư An đã mang hết những bảo vật giáp cốt văn của mình làm quà hồi môn cho con gái, ông nói trong nước mắt: “Là con gái lớn của ta hãy lưu giữ vật cứu mạng của ta!”. Nhưng ở cảnh cuối cùng của phim, để bảo vệ giáp cốt văn không bị rơi vào tay bọn quỷ dữ Nhật bản, ông đã dũng cảm hi sinh: cùng chết với bọn giặc trong ngọn lửa căm thù, cảnh tượng thật bi tráng biết bao!

2. Văn hóa phật gia, đạo gia

Kinh Hoa Yên Vân ra đời với mong muốn giới thiệu văn hóa Trung Hoa với thế giới rộng lớn. Văn hóa phật gia và đạo gia được từ từ ngấm vào nội dung kịch bản. Từ việc rút quẻ bói trong Am Ni Cô, xung hỉ (tổ chức đám cưới để trừ tà khí, chuyển nguy thành an khi trong nhà có người bệnh nặng) rồi bái thần cầu phật, tất cả là dấu ấn của nền văn hóa phật giáo thời bấy giờ.Văn hóa đạo giáo trong Kinh Hoa Yên Vân chủ yếu được biểu hiện qua Diêu Tư An: cảnh Diêu Tư An nói chuyện với con gái lớn Mộc Lan, mỗi lần bình tĩnh thản nhiên đối diện với những kiếp nạn, rồi đơn độc trải qua một cuộc vân du tứ hải, rồi sau là những lĩnh ngộ chợt đến, ông vẫn tuyệt nhiên không tiết lộ con đường hành đạo của mình.

3. Kinh kịch trong Kinh Hoa Yên Vân

Ngay từ những tập đầu tiên của phim, trong một tình huống ngẫu nhiên, Mộc Lan đã hát một đoạn kinh kịch. Các đoạn hát kinh kịch trong phim ở Tây Sơn, Diêu Gia, Hoa viên vương phủ hay đến cả nhạc nền khi nhân vật đối thoại đều không rời ra một chữ “Chỉnh” trong chỉnh thể chung của kinh kịch. Đến đoạn hát người say trong vở “Quý Phi say rượu” cũng được Mộc Lan khoan thai thể hiện. Rồi khi Lập Phu bị vào tù, gặp được Mộc Lan, anh một lòng muốn nghe Mộc Lan hát vài câu kinh kịch trong vở “Tấm gương Lý Tuấn”.

4. Trà Đạo

Cảnh phim Mộc Lan pha chén trà tri kỉ mời Lập Phu, một lần đổ, lần hai châm trà và cuối cùng là một chén trà Long tỉnh đầy tràn đã khiến cho Lập Phu phải rơi nước mắt. Tất cả mọi cảm khái, mọi nuối tiếc đều thể hiện trong chén trà, tất cả mọi điều muốn nói đều được nói trong không lời. Chỉ một chi tiết nhỏ đó thôi nhưng nó đã thể hiện được nghệ thuật trà đạo Trung Hoa, cũng thể hiện được tập tục của khách trà thơ.

5. Mô thức đại gia đình

Nhà họ Tằng chính là điển hình của một đại gia đình Trung Quốc thời xưa. Tằng Văn Bá với vợ, tiểu thiếp Dì Quế, ngoài ra là 3 nhà cho 3 con trai, con dâu, người hầu, a hoàn ở các phòng riêng…tất cả hợp lại thành một đại gia đình. Hơn nữa, mỗi cô con dâu lại xuất thân từ các gia đình danh giá khác nhau, điều đó đã tạo thành một mối liên kết mạnh mẽ, tạo thành một cuộc sống hôn nhân môn đăng hộ đối.

 
…sánh vai cùng Hoàng Vĩ Đức

Phản hồi từ khán giả

Kinh Hoa Yên Vân ra mắt khán giả, lời khen không ít mà lời chê cũng nhiều. Có người cho rằng bản Kinh Hoa Yên Vân đã thay đổi kịch bản làm hỏng tác phẩm hay. Cũng có người cho rằng diễn xuất của Triệu Vy còn kém, không bằng đàn chị Triệu Nhã Chi. Nhưng nói gì thì nói, chê gì thì chê, số người đón xem Kinh Hoa Yên Vân không ít, càng xem càng bị cuốn hút không thể bỏ được. Vậy rốt cuộc là Kinh Hoa Yên Vân cuốn hút người xem ở điểm nào?

Những thay đổi phù hợp với sở thích của người xem đương đại

Có người nói trong phim Triệu Vy không giống với một tiểu thư đại gia khuê các, bác cổ thông kim, hiểu biết về giáp cổ văn, mà chỉ giống với tiểu thư của một gia đình bình thường. Cá nhân của tôi nhận thấy rằng đây lại chính là điểm đáng yêu của nhân vật này. Trong nguyên tác, Lâm Ngữ Đường viết một Diêu Mộc Lan như một “cô gái hoàn mỹ nhất Trung Quốc”, xinh đẹp, thông minh, hiền dịu, nhẫn nhịn, rộng lượng…tất cả những từ ngữ đẹp nhất dành cho nữ giới đều được dùng để miêu tả Mộc Lan. Diêu Mộc Lan trong nguyên tác chính là một nhân vật trong lý tưởng của tác giả, trong cuộc sống thực tế có người như thế không? Bản Kinh Hoa Yên Vân mới, khi biên tập đã làm cho nhân vật Diêu Mộc Lan phù hợp với quan điểm thẩm mỹ của thời đại hiện nay hơn, ví dụ như nhân vật Mộc Lan của Triệu Vy không có mười phần xinh đẹp, nhưng lại có khí chất, lời lẽ cử chỉ vẫn giữ được nét đoan trang của một tiểu thư con nhà danh gia vọng tộc, lại có cả nét trẻ trung. Hơn thế, mỗi một cảnh phim đều có những điểm sáng đáng để xem.

Các bậc trưởng bối trong phim như Trần Bảo Quốc, Phan Hồng, Vương Cương đều đã đạt được nét diễn rất tinh tế. Trong nguyên tác, Diêu Tư An chính là hiện thân của Lâm Ngữ Đường, một người vô cùng nho nhã. Trong bản mới, Diêu Tư An của Trần Bảo Quốc là một quốc học gia, nghiên cứu về giáp cốt văn. Khi quân Nhật đánh chiếm Bắc Kinh, để bảo vệ giáp cổ văn không bị rơi vào tay người Nhật, ông phóng lửa đốt nhà cùng thiêu chết kẻ thù, tinh thần yêu nước của ông đã ảnh hưởng tốt đến con cháu trong nhà, thúc đẩy mọi người tham gia vào phong trào kháng Nhật. Đây cũng được coi là một nét chấm phá mới của các nhà biên tập Kinh Hoa Yên Vân 2004.

 
nhân vật Diêu Mộc Lan “tách tách” cùng mama

Tôn Á khiến người xem ngiến răng tức giận

Câu chuyện tình cảm giữa Mộc Lan và chồng mình là Tôn Á là một sợi dây xuyên suốt bộ phim. Tôn Á sau khi yêu cô sinh viên trẻ tuổi Tào Lệ Hoa, không những lạnh nhạt với Mộc Lan mà còn đòi đưa Lệ Hoa về nhà, vì người tình mà bỏ cả việc đi du học, hai người còn bí mật có con với nhau. Mộc Lan nhường một bước lại nhường thêm một bước, Tôn Á một bước lại một bước càng quá đáng hơn, Tào Lệ Hoa thì thất tín phản nghĩa….Số phận Mộc Lan một sóng ba đào như thế càng cuốn hút người xem, cũng càng lúc càng giận Tôn Á. Đối với Mộc Lan, công chúng chia sẻ cảm thông, nhưng cũng giận Mộc Lan không biết đấu tranh. Những thay đổi trên tuy rằng khác nhiều so với nguyên tác, nhưng nó lại phù hợp với sự phát triển tính cách của nhân vật, cũng khiến cho kết cấu nội dung kịch bản chặt chẽ hơn. Tất cả khiến cho người xem hồi hộp đón chờ xem phim.

 
Bộ 3 của Kinh Hoa Yên Vân

Sức cuốn hút của lực lượng diễn viên mới

Phim Kinh Hoa Yên Vân được công chúng thừa nhận là đã tập trung được một sức hút từ lực lượng diễn viên mới, trẻ trung, ưu tú ngoài những tên tuổi lớn như vợ chồng nghệ sỹ Trần Bảo Quốc, Vương Cương, Phan Hồng, Khâu Chấn Hải…Những người mà kĩ thuật biểu diễn đã đạt đến độ “diễn mà như là không diễn. Khán giả cũng có những ấn tượng rất tối với một đại thiếu phu nhân Mạn Ni hiền dịu nhẫn nhịn chịu đựng, dì Quế hay bới móc chuyện thị phi hay một cô Tố Vân suốt ngày gây chuyện. Về phục trang, bối cảnh, nhân vật trong phim rất đông đảo, nhưng từ phục trang, đầu tóc đến trang điểm đều vô cùng tinh túy. Trên đường phố, người rao bán kẹo hồ lô, người bán diều, người nặn tượng, người có tiền ngạo nghễ di xe đạp…đặc biệt phim đã thể hiện được một đặc điểm rất Bắc Kinh: những cây phong đỏ, đường phố đầy lá vàng rơi…Tất cả những chăm chút về bối cảnh đã khiến cho bộ phim đưa người xem về với những phong vị thực sự của một Bắc Kinh những năm 30 thế kỉ 20.

 
NHẬN XÉT SẢN PHẨM
Chưa có nhận xét gì về sản phẩm
VIẾT NHẬN XÉT
  Hãy đăng nhập để viết nhận xét cho sản phẩm